0944 450 571Liên hệ

CHI PHÍ VÀ THỜI GIAN VẬN CHUYỂN HÀNG TỪ CHONGQING VỀ HỒ CHÍ MINH

Liên hệ hỗ trợ: Universe Logistics – Thùy Linh 0981.481.904 chuyên vận chuyển hàng từ Chongqing về HCM

 

  1. Cảng Chongqing (Trung Quốc)

 

Cảng Chongqing hay còn gọi là cảng Trùng Khánh (Port of Chongqing) là cảng nội địa của đô thị Trùng Khánh, nằm dọc theo bờ sông Dương Tử, Gia Lăng và Ngô Giang. Đây là cảng nội địa sâu nhất loại I (mở cửa cho hoạt động ngoại thương trực tiếp) ở Trung Quốc.

Cảng Chongqing trải rộng khắp thành phố Trùng Khánh, và nó được chia thành 8 khu vực cảng, mỗi khu vực lần lượt được chia thành nhiều khu vực hoạt động: ba trung tâm chính của Thành phố Chính, Vạn Châu và Fuling  và năm khu vực phụ trợ:

  • Main City Port Area
  • Fuling Port Area
  • Wanzhou Port Area
  • Yongchuan Port Area
  • Jiangjin Port Area
  • Hechuan Port Area
  • Fengjie Port Area
  • Wulong Port Area

Cảng Chongqing có 181 bến, trong đó có 4 bến trung chuyển đa phương thức chính. Kênh sông Dương Tử sâu 6 m trong mùa mưa và cho phép tàu có trọng tải lên đến 5.000DWT, những tàu thượng lưu xa nhất có thể đi lại. Cảng có tổng sản lượng hàng hóa thông qua là 124 triệu tấn vào năm 2012. Chongqing là bến chính cho tàu thuyền tham quan do Tam Hiệp. Cảng Chongqing tập trung vào năng lực đa phương thức như một trung tâm trung chuyển và là một liên kết nội địa với các cảng biển lớn ở hạ lưu. Nó thậm chí còn tự định nghĩa mình là một “cảng khô ướt”.

Địa chỉ cảng Chongqing:  Beipei Wharf Admin Office, Wuchang Road, Beipei City, Sichuan 630700, China

 

Liên hệ hỗ trợ: Universe Logistics – Thùy Linh 0981.481.904 chuyên vận chuyển hàng từ Chongqing về HCM

 

  1. Cảng Hồ Chí Minh

 

 

Cảng Hồ Chi Minh (Port of Ho Chi Minh) là bao gồm một hệ thống các cảng biển tại thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Đây là hệ thống cảng biển lớn nhất ở Việt Nam có vị trí chiến lược trong việc phát triển kinh tế, đóng vai trò là cửa ngõ quốc tế của cả nước trong các hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu.

 

Danh sách các cảng chính tại Hồ Chí Minh gồm: CẢNG CÁT LÁI, CẢNG TÂN CẢNG PHÚ HỮU, CẢNG TÂN CẢNG HIỆP PHƯỚC (TCHP), CẢNG CONTAINER QUỐC TẾ VIỆT NAM (VICT), CẢNG TÂN THUẬN, CẢNG BẾN NGHÉ, CẢNG SAIGON PREMIER CONTAINER TERMINAL (SPCT), CẢNG CONTAINER QUỐC TẾ SP-ITC

 

Liên hệ hỗ trợ: Universe Logistics – Thùy Linh 0981.481.904 chuyên vận chuyển hàng từ Chongqing về HCM

  1. Các loại phí và phụ phí thường gặp trong vận tải container đường biển

 

– O/F (Ocean Freight)

Là cước vận chuyển đường biển; là số tiền mà người thuê vận chuyển phải trả cho hãng tàu hoặc công ty giao nhận vận tải về công vận chuyển đưa hàng đến đích và sẵn sàng giao cho người nhận.

– Phí chứng từ (Documentation fee)

Phí chứng từ được thu bởi hãng tàu/công ty giao nhận khi phát hành các chứng từ liên quan đến lô hàng được vận chuyển.

– Phí B/L (Bill of Lading fee):

Là phí phát hành vận đơn, được thu bởi người chuyên chở là hãng tàu hoặc công ty giao nhận vận tải. Vận đơn (thường được còn gọi tắt là Bill) do người chuyên chở hoặc đại diện của họ ký phát cho người gởi hàng (shipper) để làm bằng chứng cho việc người chuyên chở đã nhận hàng và đảm trách việc vận chuyển từ nơi gởi đến nơi đến để giao cho người nhận hàng.

– Phí Handling (Handling fee):

Phí Handling là phí đại lý theo dõi quá trình giao nhận và vận chuyển hàng hóa cũng như khai báo manifest với cơ quan hải quan trước khi tàu cập cảng.

– Phí THC (Terminal Handling Charge)

THC là phụ phí xếp dỡ tại cảng là khoản phí thu trên mỗi container để bù đắp chi phí cho các hoạt động làm hàng tại cảng như: xếp dỡ, tập kết container từ CY ra cầu tàu,… Thực chất đây là phí do cảng quy định, các hãng tàu chi hộ và sau đó thu lại từ chủ hàng (người gửi và người nhận hàng).

– Phí CIC (Container Imbalance Charge):

CIC là phụ phí mất cân đối vỏ container hay còn gọi là phụ phí chuyển vỏ container rỗng. Đây là một loại phụ phí mà các hãng tàu thu để bù đắp chi phí phát sinh từ việc điều chuyển số lượng lớn container rỗng từ nơi thừa đến nơi thiếu.

– Phí EBS (Emergency Bunker Surcharge):

EBS là phụ phí xăng dầu cho các tuyến hàng đi châu Á. Phụ phí này bù đắp chi phí “hao hụt” do sự biến động giá xăng dầu trên thế giới cho hãng tàu. Phí EBS là một loại phụ phí vận tải biển, phí EBS không được xem là phí địa phương (local charge).

– AMS (Automatic Manifest System)

AMS là phí khai báo hải quan tự động cho nước nhập khẩu (thường là Mỹ, Canada, Trung Quốc). Đây là phí khai báo chi tiết hàng hóa trước khi hàng hóa được xếp lên tàu để chở đến Mỹ.

– BAF (Bunker Adjustment Factor):

BAF là khoản phụ phí biến động nhiên liệu được hãng tàu thu từ chủ hàng để bù đắp chi phí phát sinh do biến động giá nhiên liệu. Tương đương với thuật ngữ FAF( Fuel Adjustment Factor).

– CAF (Currency Adjustment Factor)

CAF là khoản phụ phí biến động tỷ giá được hãng tàu thu từ chủ hàng để bù đắp chi phí phát sinh do biến động tỷ giá ngoại tệ…

– CCF (Cleaning Container Free)

CCF là phí vệ sinh container mà người nhập khẩu phải trả cho hãng tàu để làm vệ sinh vỏ container rỗng sau khi người nhập khẩu sử dụng container để vận chuyển hàng và trả tại các deport.

– DDC (Destination Delivery Charge)

DDC là phí giao hàng tại cảng đến. Phí này được thu bởi hãng tàu để bù đắp chi phí dỡ hàng khỏi tàu, sắp xếp container trong cảng (terminal) và phí ra vào cổng cảng.

– PCS (Port Congestion Surcharge)

PCS là phụ phí tắc nghẽn cảng, phụ phí này áp dụng khi cảng xếp hoặc dỡ xảy ra ùn tắc, có thể làm tàu bị chậm trễ, dẫn tới phát sinh chi phí liên quan cho chủ tàu (vì giá trị về mặt thời gian của cả con tàu là khá lớn).

– ISF (Import Security Filing)

ISF là phí kê khai an ninh dành cho các nhà nhập khẩu tại Mỹ. Ngoài việc kê khai thông tin hải quan Mỹ tự động, tháng 1-2010 hải quan Mỹ và cơ quan bảo vệ biên giới Mỹ chính thức áp dụng thêm thủ tục kê khai an ninh dành cho nhà nhập khẩu.

 

Liên hệ hỗ trợ: Universe Logistics – Thùy Linh 0981.481.904 chuyên vận chuyển hàng từ Chongqing về HCM

 

.
.
.
.