Vận tải hàng hóa bằng đường biển là hoạt động vận tải có liên quan đến việc sử dụng kết cấu hạ tầng và phương tiện vận tải biển, đó là việc sử dụng những khu đất, khu nước gắn liền với các tuyến đường biển nối liền các quốc gia, các vùng lãnh thổ, hoặc các khu vực trong phạm vi một quốc gia, và việc sử dụng tầu biển, các thiết bị xếp dỡ… để phục vụ việc dịch chuyển hành khách và hàng hoá trên những tuyến đường biển.
Vận tải hàng hóa bằng đường biển ra đời khá sớm so với các phương thức vận tải khác (sau vận tải đường sông) Ngay từ thế kỷ 5 trước công nguyên, những quốc gia cổ đại như Ai Cập, Trung Quốc, Nhật Bản…đã biết lợi dụng biển làm các tuyển đường gao thông để giao lưu các vùng, các miền, các quốc gia với nhau trên thế giới. Ngày nay, với sự tiến bộ của khoa học công nghệ, vận tải đường biển trở thành ngành vận tải biển hiện đại trong hệ thống vận tải quốc tế, chiếm mộ nhân tố quan trọng trong hoạt động xuất nhập khẩu.
Ưu điểm của hình thức vận tải đường biển
+ Vận tải bằng đường biển có thể phục vụ chuyên chở tất cả các loại hàng hóa.
+ Các tuyến đường vận tải đường biển đa số là tự nhiên.
+ Năng lực chuyên chở của vận tải biển rất lớn.
+ Vận chuyển đường biển không bị hạn chế như các công cụ của các phương thức vận tải khác.
+ Chi phí xây dựng, cải tạo, bảo dưỡng thấp do giao thông tự nhiên
+ Khả năng chuyên chở hàng hóa của các phương tiện lớn, chở được nhiều loại hàng hóa khác nhau với số lượng tương đối lớn.
+ Khả năng sử dụng để vận chuyển các container chuyên dụng khá cao
+ Cước phí vận chuyển thấp hơn so với các loại phương tiện vận tải khác, phù hợp với vận chuyển hàng với số lượng lớn.
Quy trình vận chuyển hàng hóa bằng đường biển
Bước 1: Các đơn vị vận chuyển bên nước ngoài lấy hàng từ xưởng của người xuất khẩu mang ra đến cảng gửi hàng. Trong quá trình này sẽ tiến hành vận chuyển hàng hóa, bằng xe tải, bằng đầu kéo container hoặc bằng xe lửa sao cho tiết kiệm về chi phí và thời gian nhất.
Bước 2: Các đơn vị vận chuyển tiến hành khai hải quan, thông quan hàng hóa, kiểm tra thực tế hàng hóa nếu có yêu cầu từ phía hải quan, lập bộ chứng từ chứng nhận xuất xứ. Tại bước này các đơn vị vận chuyển sẽ tiến thành khai báo hải quan điện tử, thực hiện các dịch vụ thông quan. Chuẩn bị chứng từ chứng nhận xuất xứ, xin giấy phép lưu hành tự do của nước xuất khẩu.
Bước 3: Các đơn vị vận chuyển tiến hành đặt lịch tàu đối với hàng vận chuyển đường biển, đặt lịch, chỗ máy báy với hàng đi hàng không. Lịch tàu sẽ được các đơn vị vận chuyển thông báo và xác nhận với quý khách hàng sao cho gần với ngày sẵn sàng nhất, thời gian vận chuyển phù hợp để khách hàng cân đối về chi phí và thời gian
Bước 4: Xuất vận đơn (B/L) để làm giấy chứng nhận sở hữu hàng. Làm điện giao hàng ( telex release). Các đơn vị vận chuyển sẽ xuất cho khách hàng một vận đơn thông thường gổm 3 bản gốc và 3 bản coppy để làm chứng từ sở hữu hàng hóa.
Bước 5: Khi hàng đến cảng nhập khẩu (Port of delivery), các đơn vị vận chuyển tiến hành làm thủ tục hải quan, thông quan, kiểm hóa hàng hóa nếu có giúp khách hàng. Tại đây đơn vị vận chuyển sẽ tiến hành nhận chứng từ từ phía người nhập khẩu, nên tờ khai và kế hoạch làm hàng hải quan
Bước 6: Các đơn vị vận chuyển vận chuyển nội địa, giao hàng từ càng biển tới tận xưởng, kho cho người nhận tại Việt Nam. Sau khi làm xong thủ tục hải quan. Các đơn vị vận chuyển sẽ tiến hành đưa hàng từ cảng biển về đến công ty quý khách bằng xe tải hoặc đầu kéo container.
Bước 7: Giáo hàng và nhận hàng:
Nhân viên giao nhận của công ty giao nhận vận tiếp vận sẽ đến cảng hoặc đại lý hãng tàu để đóng phí chứng từ, phí hàng lẻ để nhận lệnh giao hàng (D/O). Sau đó nhận viên giao nhận tiếp vận sẽ mang D/O, commercial Invoice và Packing list đến văn phòng cảng ký nhận D/O để tìm vị trí để hàng, tại đây ta phải lưu lại một bản D/O. Hiện tại 1 số hãng tàu đã áp dụng Edo để thuận lợi trong việc giao nhận hàng và tiết kiệm thời gian.