0944 450 571Liên hệ

Vận Đơn Là Gì? Chức Năng, Tác Dụng & Phân Loại B/L Đường Biển

Vận đơn đường biển (B/L – Bill Of Lading) là một chứng từ vận tải hàng hoá do người chuyên chở, thuyền trưởng (đường biển) hoặc đại lý của hãng tàu (forwarder) ký phát cho chủ hàng sau khi tàu rời bến. Trong vận tải đường biển, vận đơn có chức năng quan trọng và tác dụng đến quá trình chuyển đổi chủ sở hữu hàng hoá. Tuỳ vào mục đích và căn cứ riêng mà người ta phân loại vận đơn đường biển. Hiện tại có 6 cách phân loại vận đơn đường biển.Vận Đơn Dường Biển – Bill Gốc – Master Bill

Nhiều bạn chưa vào nghề hoặc đang theo học nghề xuất nhập khẩu có lẻ hàng ngày nghe đến vận đơn đường biển (Ocean Bill of Lading – B/L) rất nhiều nhưng chưa từng thấy cái vận đơn đó thực tế như thế nào, trong vận đơn ghi gì và có khác gì so với vận đơn đường hàng không (air) hay không.

Trong bài viết này  Universe logs 0944 450 571 sẽ đưa ra một vài mẫu vận đơn của các hãng tàu mà Universe  đã làm với khách hàng.

Vận đơn có thể nói là linh hồn của hàng hóa, nó là một giấy chứng nhận hãng tàu cấp cho bạn nhằm xác minh hãng tàu đã nhận chuyên chở lô hàng của bạn. Tất cả các loại vận đơn quốc tế đều bằng tiếng Anh.

Chức năng và tác dụng của vận đơn đường biển

Sau khi bạn book tàu và làm thủ tục hải quan cho lô hàng thanh lý xong trước giờ closing time thì việc đầu tiên bạn cần phải gởi cho hãng tàu là một chi tiết bill nhằm cung cấp cho hãng tàu biết thông tin về lô hàng của bạn để hãng tàu làm cho bạn một bản draft bill, khi co draft bill rồi bạn sẽ có một thời gian xác nhận draft bill đã ok hay chưa, khi bạn đã confirm ok thì lúc này hãng tàu chính thức mới cấp cho bạn vận đơn đường biển hay còn gọi là BILL (Ocean Bill of Lading – B/L).

Chức năng của vận đơn đường biển

Vận đơn đường biển có 3 chức năng chính:

– Vận đơn là bằng chứng xác nhận người chở hàng đã nhận chuyên chở lô hàng của bạn theo thông tin trên bill: Người nhận, người gởi, chủng loại, số lượng hàng hóa, tình trạng….

– Vận đơn là giấy tờ có giá trị dùng để thanh toán, định đoạt tại ngân hàng. Vận đơn minh chứng cho quyền sở hữu hàng hóa do đó vận đơn GỐC có thể mua bán được.

– Vận đơn được xem là hợp đồng vận chuyển đã được ký. Trong thuê tàu chuyến thì người vận chuyển và chủ hàng phải ký kết trước hợp đồng. Tuy nhiên trong thuê tàu chợ( lcl và fcl) thì hãng tàu không có ký kết hợp đồng trước, mà hai bên chỉ có giấy xác nhận lưu cước( Booking note) sau khi hàng đã lên tàu cấp bill thì trách nhiệm mỗi bên mới bắt đầu.

Tác dụng của vận đơn

Vận đơn có rất nhiều tác dụng trong giao dịch ngoại thương. Sau đây là một số tác dụng chính:

– Vận đơn có tính pháp lý điều chỉnh mối quan hệ người chớ hàng, người xếp hàng và người nhận hàng.

– Vận đơn là căn cứ để khai hải quan , trình e-manifest.

– Vận đơn xác nhận số lượng, chủng loại hàng người bán gởi cho người mua từ đó làm cơ sở để đóng thuế xuất nhập khẩu.

– Vận đơn là một trong những giấy tờ quan trọng nhất  trong bộ chứng từ xuất nhập khẩu.

– Vận đơn có thể làm giấy tờ mua bán, chuyển nhượng…

Nội dung vận đơn đường biển

Đây có thể nói là trọng tâm của bài viết. Các bạn nhìn hình mẫu vận đơn đường biển của hãng tàu KMTC nhé.

– Shipper: Tên người gởi, địa chỉ, số điện thoại, fax, email… thường có thể để tên không là đủ
– Consignee: Tên người nhận, địa chỉ, số điện thoại, fax, email…
– Notify Party : Tên người nhận thông báo hàng đến, địa chỉ, số điện thoại, fax, email…
– Vessel/Voy.No : Tên tàu / Số chuyến
– Port of loading : Cảng load hàng
– Port of discharge: Cảng dỡ hàng

Tên hàng: ngày nay tên hàng cần phải thể hiện đầy đủ và thể hiện HS code của hàng hóa trên bill đẩy đủ.

Mẫu vận đơn đường biển

– Container no/ Seal no: Số container, số seal ( niêm chì)
– Description of goods: Mô tả hàng hóa, gross weight, net weight, số lượng cartons,
– Freight prepaid : Cước trả tại cảng load hàng – CIF, DDU, DDP

Phân loại vận đơn đường biển

Có rất nhiều cách để phân loại vận đơn đường biển, sau đây là một số cách hay sử dụng để phân loại vận đơn. Ánh sẽ trình bày đầy đủ nhất về cách phân loại vận đơn. Hiện tại có 6 cách phân loại vận đơn đường biển như sau:

Căn cứ vào tính sở hữu

Có 3 loại:
– Vận đơn đích danh (Straight Bill): là vận đơn ghi rõ tên, địa chỉ người nhận hàng và người chở hàng chỉ giao hàng đúng với tên, địa chỉ trên bill. ( Trong ví dụ là mục consingee, vân đơn trên là vận đơn đích danh).

– Vận đơn theo lệnh (To order Bill): Thường thì trên bill gốc không thể hiện tên consignee mà chỉ để chữ “To Order” tại mục consignee. Vận đơn này miễn người nào cầm vận đơn gốc và được xác nhận ký hậu của shipper là có thể nhận hàng.Trên vận đơn “To Order” ô Consignee có thể thi: To order of consignee, to order of bank…. Bạn phải chú ý ký hậu và đóng dấu khi gặp vận đơn này. Việc ký hậu và đóng dấu là cách chuyển nhượng quyền sở hữu của lô hàng. Thường ký hậu và đóng dấu vào mặt sau của Bill.

– Vận đơn vô danh (To bearer Bill): Không ghi tên hay bất cứ thông tin gì trong mục consignee hoặc phát hành theo lệnh nhưng không ghi rõ lệnh này của ai. Do đó ai cầm được vận đơn này đều có thể nhận hàng.

Vận đơn theo lệnh (To order) có thể biến thành vận đơn đích danh (Straight Bill) nếu ký hậu ghi rõ người nhận hàng hoặc có thể biến thành vận đơn vô danh (To bearer Bill) khi chỉ ký hậu mà không ghi tên người nhận.

Căn cứ vào tính pháp lý của hàng hóa vận chuyển:

– Vận đơn gốc (Original Bil) : là vận đơn được có dấu Original và được đóng mộc, ký bằng tay. Bill gốc mang tính chủ sở hữu hàng hoá. Ví dụ Bill trên của Maersk Line là vận đơn gốc, theo lệnh (to order).

– Vận đơn bản sao (Copy B/L): nội dung vận đơn này giống với vận đơn gốc, không có dấu và không được ký bằng tay, có chữ COPY-NON NEGOTIABLE (như hình trên). Có nghĩa là không được chuyển nhượng.

Căn cứ vào tình trạng bốc xếp hàng hóa:

– Vận đơn đã bốc hàng lên tàu (Shipped on board Bill): Là loại vận đơn mà chủ tàu, thuyền trưởng hoặc nhân viên của chủ tàu cấp cho người gởi hàng shipper khi hàng đã bốc lên tàu.

– Vận đơn nhận hàng để chở (Received for shipment Bill): Vận đơn này cam kết với chủ hàng rằng hàng sẽ được bốc lên tàu, trên con tàu đã thống nhất từ trước.

Căn cứ vào phê chú trên vận đơn

– Vận đơn hoàn hảo (Clean Bill): là loại vận đơn mà không có bất cứ ghi chú khiếm khuyết gì về ghi chú của lô hàng. Điều này rất quan trọng bởi vì vận đơn này để consignee hoặc ngân hàng cảm thấy an tâm về lô hàng khi shipper gởi.

– Vận đơn không hoàn hảo (Unclean Bill hay Dirty Bill): Là loại vận đơn mà người chuyên chở có ghi chú xấu về tình trạng của lô hàng. Có thể ghi một số thông tin xấu về lô hàng như Case Leaking (thủng chảy), Bag Torn (bao rách) …

Căn cứ vào phương thức thuê tàu:

– Vận đơn tàu chợ (Liner Bill): là loại vận đơn thông dụng nhất và chiếm hầu hết trên thị trường. Loại vận đơn này khi bạn thuê tàu container để chở hàng ( ví dụ trong bài viết đều là vận đơn tàu chợ)

– Vận đơn tàu chuyến (Voyage Charter Bill): là loại vận đơn phát cho người chủ hàng khi sử dụng tàu chuyến để chở hàng và thường đi kèm “tobe used with charter party” (sử dụng với hợp đồng thuê tàu).

Căn cứ vào hành trình và phương thức chuyên chở hàng hóa:

– Vận đơn đi thẳng (Direct Bill): là loại vận đơn hàng được chở thẳng từ cảng load hàng sang cảng dỡ hàng không qua chuyển tải hay tàu ghé cảng nào cả.

– Vận đơn chở suốt (Through Bill): cấp cho chủ hàng không cần quan tâm đến hàng có chuyển tải hay không. Trong loại vận đơn nay có thể có nhiều người chuyên chở và nhiều tàu chuyên chở. Tuy nhiên chỉ có 1 vận đơn có tính sở hữu duy nhất. Trong loại này còn có các vận đơn con gọi là vận đơn địa hạt (Local B/L) không có tính sở hữu. Vận đơn địa hạt này như là 1 biên lai ghi nhận các nhà chuyên chở nhận hàng và trao đổi hàng cho nhau.

– Vận đơn đa phương thức (Multimodal BilL, Intermodal Bill or Combined Bill): vận đơn này thường dùng trong vận chuyển container với hình thức “door to door”. Có thể sử dụng nhiều phương pháp vận chuyển kết hơp như : đường biển, hàng không, đường bộ…

Nhược điểm của vận đơn đường biển

Thứ 1: Hàng hoá có thể đến cảng rồi nhưng vận đơn bill chưa đến làm chậm quá trình dỡ hàng. Trường hợp này xảy ra khi hành trình trên biển ngắn.

Thứ 2: Vận đơn giấy có hạn chế về mặt công nghệ, không thể truyền dữ liệu số bằng internet được.

Thứ 3: Việc in ấn và chống làm giả sẽ gây lãng phí về mặt kinh tế.

Thứ 4: Bill giấy có thể thất lạc hay mất cắp.

Một số loại vận đơn khác

So với những vận đơn trên có thể có nhiều bạn quen hơn những vận đơn sau, bài viết chi tiết thì mình cũng đã viết rồi:
– Mbl: Vận đơn của hãng tàu cấp cho shipper hoặc cấp cho Forwarder.
–House b.l : Vận đơn nhà. Vận đơn này do forwarder cấp cho shipper
–surrender bl: Là vận đơn điện giao hàng hay còn gọi là vận đơn xuất trình nhằm đảm bảo hàng hoá có thể release nhanh. Ngày nay các doanh nghiệp phần lớn sử dụng loại vận đơn này để giao dichj, tiện lợi nhanh chóng với các đối tác quen thuộc
– Seawaybill: Vận đơn để release hàng hoá nhanh hay còn được gọi là Express release

Kết Luận

Vận đơn là một loại giấy tờ quan trọng trong vận chuyển đường biển bằng container. Mặc dù có nhiều cách phân loại bill nhưng trong thực tế người ta hay thấy 2 loại vận đơn chính : Master bill và house bill. Bill gốc là bill quan trọng nhất và tuyệt đối không được làm mất bộ bill gốc. Nếu bạn không muốn khách hàng chờ nhận bill gốc thì có thể làm surrendered bill hoặc seaway bill.

Bạn có thể dùng vận đơn gốc để chuyển nhường hàng hoá, ngoài ra còn có rất nhiều cách phân loại khác tuỳ vào mục đích sử dụng. Chẳng hạn trong mua bán 3 bên người ta có thêm loại Vận đơn thay đổi switch, để che dấu người bán hàng thực sự trong trường hợp mua bán 3 bên.  Ví dụ mình ở Việt Nam mà bán hàng ship từ   China sang Mỹ, thì bill tàu cuối cùng shipper là Việt Nam

Người nhận là Mỹ,  còn bill tàu shipper Trung quốc nhận được là shipper: china – consignee: Việtnam, nên Mỹ muốn mua hàng phải liên hệ với bên đối tác Việt Nam hay trong trường hợp mua bán giữa các công ty mẹ và con. Trong trường hợp các anh chị muốn tư vấn kỹ hơn về Switch B/L liên hệ Ms Kha 0944 450 571

.
.
.
.