Mục tiêu ngành của Tài chính đưa
ra đó là, đến năm 2020, cơ bản thực hiện hóa đơn điện tử với khoảng 90% số
doanh nghiệp hoặc 90% lượng hàng hóa được mua bán (lưu thông) bằng hóa đơn điện
tử thì lộ trình thực hiện từ năm 2018.
Đó là quy định tại dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số
51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010, Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17/01/2014 của
Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ vừa được Bộ Tài
chính hoàn thiện. Theo đó, từ ngày 1/1/2018, các đối tượng sau sử dụng hóa đơn
điện tử/hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế cho hoạt động bán hàng hóa, cung
ứng dịch vụ: Các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử kể từ
khi có mã số thuế và định kỳ thực hiện kết chuyển dữ liệu hóa đơn cho cơ quan
thuế (Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật trong khu công
nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao; doanh nghiệp, ngân hàng
có mức vốn điều lệ từ 15 tỷ đồng trở lên…); các doanh nghiệp, tổ chức sử dụng
hóa đơn điện tử có mã xác thực của cơ quan thuế (một số doanh nghiệp mới thành
lập; các DN, tổ chức đang mua hóa đơn của cơ quan thuế như DN vi phạm về quản
lý, sử dụng hóa đơn; DN có rủi ro theo thông báo của cơ quan thuế và tổ chức,
DN khác thuộc đối tượng mua hóa đơn của cơ quan thuế trước ngày 1/1/2018 phải sử
dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo Thông báo của cơ quan thuế). Từ
ngày 1/1/2019, sẽ áp dụng đối với 30% các tổ chức, doanh nghiệp còn lại. Từ
ngày 1/1/2020, sẽ áp dụng đối với 80% các doanh nghiệp, tổ chức sử dụng hóa
đơn điện tử, hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế. Đồng thời, bắt đầu triển
khai Hóa đơn điện tử cho các hộ kinh doanh có doanh thu/năm từ 3 tỷ đồng trở
lên. Được biết, ngành Thuế đã đẩy mạnh việc kê khai, nộp thuế điện tử thông qua
việc kết nối hệ thống ứng dụng ngành thuế với các nhà cung cấp dịch vụ kê khai
thuế qua mạng Internet (T-VAN). Kết quả là tính đến hết tháng 3/2017, trong số
581.875 doanh nghiệp đang hoạt động thì có 576.056 doanh nghiệp (chiếm tỷ lệ
99%) thực hiện khai thuế điện tử và 565.099 doanh nghiệp (chiếm tỷ lệ 97%) đã
thực hiện đăng ký nộp thuế điện tử tại các Ngân hàng thương mại. Như vậy, với gần
100% doanh nghiệp áp dụng kê khai thuế qua mạng, là cơ sở để ngành Thuế nhanh
chóng đẩy mạnh ứng dụng hóa đơn điện tử. Thời gian tới Tổng cục Thuế sẽ tiếp tục
phối hợp với các đơn vị liên quan để thuê dịch vụ công nghệ thông tin với các
nhà cung cấp dịch vụ nhằm mở rộng ứng dụng hóa đơn điện tử có mã xác thực của
cơ quan Thuế. Việc sử dụng hoá đơn điện tử mang lại nhiều lợi ích. Đến nay trên
phạm vi cả nước đã có 656 doanh nghiệp thực hiện hoá đơn điện tử với số lượng
hóa đơn điện tử đã sử dụng khoảng 277,98 triệu hoá đơn. Các doanh nghiệp sử dụng
hóa đơn điện tử hiện nay là doanh nghiệp có số lượng hóa đơn sử dụng bình
quân/tháng lớn (trên 3 triệu hóa đơn), đã có hạ tầng công nghệ thông tin và thuộc
các nghành nghề, lĩnh vực quan trọng. Đây là các doanh nghiệp lớn (nằm trong
Top 500 DN lớn của cả nước) cung cấp trực tiếp hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu
dùng. Xem dịch vụ khai báo thủ tục hải quan Theo đánh giá của cơ
quan Thuế, cơ bản các tỉnh, thành trên cả nước đều đã có doanh nghiệp sử dụng
hóa đơn điện tử, tuy nhiên tập trung chủ yếu ở hai thành phố lớn là Hà Nội và
TP. Hồ Chí Minh và là các doanh nghiệp lớn hoạt động trong lĩnh vực thương mại,
dịch vụ, có hạ tầng công nghệ thông tin phát triển, ít rủi ro. Theo ông Nguyễn
Văn Phụng, Vụ trưởng Vụ DN lớn, Tổng cục Thuế: “Trong giai đoạn đầu thí điểm,
hóa đơn điện tử đã nhận được sự ủng hộ của nhiều doanh nghiệp hoạt động trong
các lĩnh vực: Hàng không, Ngân hàng, Điện lực, Viễn thông… Hiện nay, cơ quan
Thuế có cơ chế khuyến khích doanh nghiệp sử dụng để về lâu dài mở rộng trong
phạm vi cả nước. Và đến một giai đoạn phát triển nhất định sẽ bắt buộc sử dụng
hóa đơn điện tử thay cho việc sử dụng hóa đơn giấy”. Nhận định chung của
nhiều doanh nghiệp qua các cuộc đối thoại với cơ quan Thuế cho thấy, việc triển
khai hóa đơn điện tử, không những doanh nghiệp nhận được những giá trị hữu
hình như việc tiết kiệm chi phí, thời gian, mà còn có thể nhận được những giá
trị vô hình khác không thể quy đổi thành tiền, đó là giá trị cơ hội khi cung cấp
cho khách hàng dịch vụ hiện đại, tiện ích, nhanh chóng, góp phần nâng cao giá
trị thương hiệu của doanh nghiệp. Từ năm 2014, Bộ Tài chính đã khuyến khích một
số doanh nghiệp sử dụng nhiều hóa đơn giấy, đã có hạ tầng công nghệ thông tin,
tuân thủ pháp luật thuế để áp dụng hóa đơn điện tử như: Tập đoàn Điện lực Việt
Nam (EVN), Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT), Tập đoàn Viễn thông
Quân đội (Viettel), Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (VNA) và Công ty Vận tải
đường sắt Sài Gòn Hà Nội. Xem dịch vụ vận chuyển nội địa