0944 450 571Liên hệ

Các loại phí trong vận tải đường biển phải biết


Trước khi tiến hành vận tải hàng hóa bằng đường biển, doanh nghiệp cần nắm rõ các loại phí để có những khoản thu chi ngân sách hợp lý cho mỗi chuyến giao nhận hàng, các phí trong vận tải đường biển thường bao gồm: ocean freight, d/o, hl, thc, cfs, ebs, lss, afr, isf vào usa,

Hoạt động vận tải đường biển quốc tế tăng trưởng
Vận tải đường biển là một phần không thể thiếu của hoạt động trao đổi hàng hóa, gắn liền với thương mại hóa toàn cầu. Đây là phương thức hình thành từ sớm, bởi người xưa đã biết tận dụng tuyến giao thông đường biển để giao lưu văn hóa, buôn bán các mặt hàng với nhiều khu vực lân cận và quốc gia trên thế giới.

Tính đến thời điểm hiện nay, ngành vận tải biển quốc tế đang có chiểu hướng tăng trưởng, phát triển mạnh mẽ. Không còn giới hạn, bó hẹp trọng lượng vận chuyển như trước. Giờ đây, nhiều hãng tàu trang bị tàu siêu tải trọng để chuyên chở hàng hóa từ những kiện hàng nhỏ lẻ đến khối lượng lớn. Do đó, nó trở thành giải pháp tối ưu, giúp di chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu nhanh chóng, dễ dàng và an toàn.
Tuyến giao thông huyết mạch đường biển tồn tại từ lâu và ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế toàn cầu. Các đơn vị vận tải quốc tế cung cấp cho khách hàng nhiều gói dịch vụ vận chuyển hàng hóa từ Việt Nam đi thế giới và ngược lại với giá cước thấp, cạnh tranh cao.
Các loại phụ phí trong vận tải đường biển quốc tế
Ngoài giá cước vận chuyển chính, phần đông các đơn vị vận tải có thu thêm những khoản phụ phí bắt buộc để hoàn thành thủ tục tiến hành vận chuyển hàng.
Cước tàu ( ocean freight): là tiền cước dùng thuê tàu từ nước ngoài về vietnam hay từ Vietnam ra nước ngoài, lcl hay fcl tùy theo hình thức mình lựa chọn

D/O fee (delivery order fee)
Đây là phí lệnh giao hàng, tương ứng với một b/l (vận đơn đường biển), phí xuất hiện trong hàng FCL (full container load), LCL (less than container load) , hàng air và hàng bulk (rời). Loại phí này do consignee (người nhận hoặc mua hàng) đóng dựa theo các điều khoản thương mại quốc tế (incoterms) và điều kiện (terms) còn lại do bên xuất khẩu hoàn tất. Nó giúp triển khai hàng hóa và chứng từ (manifest), đi lấy lệnh (nếu có house b/l).
THC fee (terminal handling charges)
Cảng phí gồm những phí để đưa một container từ tàu xếp về bãi an, trong đó có phí xếp dỡ hàng từ trên tàu xuống, vận chuyển container từ cầu tàu vào bãi, xe nâng xếp lên bãi, nhân công cảng, bến bãi và quản lý cảng. Phí này tính cho cả hai đầu cảng xuất nhập.
CIC fee (container imbalance charge)
Là phí chuyển rỗng hoặc phí cân bằng container, do lượng hàng hóa không cân bằng tại các cảng nên hãng tàu đưa container rỗng từ địa điểm ít hàng về cảng nhiều để đóng hàng vào, dẫn tới tình trạng một chiều chạy đầy, phía kia chạy rỗng. Hãng tàu tận dụng thu phí CIC để bù vào khoản phí phát sinh của chiều chạy rỗng, kiếm thêm nguồn lợi nhuận vì thực tế shipper và consignee không thể biết được khu vực nào thừa, thiếu hàng.
Cleaning fee
Thuộc loại phí vệ sinh container do consignee đóng. Vì container chứa nhiều mặt hàng khác nhau nên việc vệ sinh container rất cần thiết, tránh gây hại hoặc làm ảnh hưởng chất lượng của hàng hóa đợt sau. Nhưng các hãng tàu nội địa thường không làm vệ sinh và khoản phí này góp phần tăng thêm ngân sách cho họ.
Handling fee
Phí này là phí làm hàng (tiền công) hay phí dịch vụ (đối với một số nước khác trên thế giới). Các đơn vị FWD thu phí xem như tiền công thực hiện dịch vụ và được thu theo hàng nhập. Khi công ty phát hành lệnh lợi nhuận không có hoặc ít, họ sẽ phụ thu thêm để bù lại chi phí hoạt động.
B/L fee
Phí phát hành vận đơn đường biển được áp dụng trong quá trình chuyên chở hàng hóa, nhà vận chuyển sẽ xuất b/l, kèm với việc thông báo đại lý nước nhập về b/l, phí theo dõi và quản lý đơn hàng.
Riêng loại này có một số phí liên quan như phí chuyển chứng từ về so với bill gốc (courier fee), phí điện giao hàng (telex release fee), phí chỉnh sửa bill (amendment fee).
AMS fee (automated manifest system fee)
Sau sự kiện 11/9 tại Mỹ, hàng hóa khi vận chuyển vào các nước bắc Mỹ phải trực tiếp đi qua máy soi nên gọi là phí soi hàng. Nhiều khách hàng vẫn nhầm lẫn từ Automated sang từ Advanced của phí AMA hoặc ABN, là mức phí khi đi vào địa phận Trung Quốc và Nhật.

DEM/DET fee (Demurrage / Detention fee)
Khi container ở trong cảng, đưa về kho để đóng hàng hoặc trả hàng nhưng hết thời gian cho phép của hãng tàu sẽ phải chịu khoản phí này, được gọi là phí lưu bãi/cont.
CFS fee (container freight station fee)
Phí tại kho hàng lẻ gồm có bốc dỡ hàng từ kho sang contaner hoặc ngược lại, lưu khi hàng lẻ, quản lý kho hàng.
BAF fee (Bunker adjustment factor fee)
Để cân bằng chi phí vận chuyển, nhiều đơn vị thu thêm phí BAF (phụ phí xăng dầu). Do ở mỗi quốc gia, giá nhiên liệu có sự chênh lệch nhất định, ảnh hưởng đến chi phí vận chuyển trong các chuyến đi.

.
.
.
.