0944 450 571Liên hệ

MSDS là gì? Bảng Chỉ Dẫn An Toàn Hóa Chất Material Safety Data Sheet

MSDS thường được áp dụng cho những mặt hàng có thể gây nguy hiểm cho quá trình vận chuyển như cháy nổ, hóa chất dễ ăn mòn, hàng hóa có mùi… MSDS có tác dụng chỉ dẫn cho người vận chuyển thực hiện các quy trình an toàn hàng hóa trong quá trình sắp xếp hàng, hoặc xử lý hàng khi gặp sự cố.

Khi vận chuyển các hàng dễ cháy nổ, chất lỏng, hóa chất, thức ăn gia súc phụ già   thì hãng tàu và hãng hàng không thường yêu cầu phải có MSDS để xem co cho lên tàu không ? họ hay yêu cầu các thông số như UN number – CAS number .

Khi làm hàng nguy hiểm thường phải dán tem đầy đủ,  cách xếp dỡ cũng phải cẩn thận hơn nhiều so với hàng bình thường, chính vì vậy chi phí lúc nào cũng cao hơn nhiều, thường gấp 3-4 lần.

MSDS (Material Safety Data Sheet) được gọi là bảng chỉ dẫn an toàn vật liệu (hóa chất), đây là một bộ tài liệu liên quan đến kỹ thuật xử lý an toàn sản phẩm và toàn bộ những thông tin sản phẩm đề cập đến 4 vần đề:

  • Ảnh hưởng đến sức khỏe khi tiếp xúc với sản phẩm, vật liệu hoặc hóa chất.
  • Có thể gây nguy hại khi vận chuyển, lưu trữ hoặc sử dụng
  • Có khả năng ảnh hưởng đến người lao động như phơi nhiễm khi tiếp xúc
  • Cấp cứu trong trường hợp khẩn cấp.

Material Safety Data Sheet

Nói tóm lại mẫu MSDS sẽ giúp con người hiểu rõ tính chất của vật liệu để tự phòng tránh nhiễm độc, tai nạn khi tiếp xúc. Hoặc nếu trong trường hợp xảy ra rủi ro thì luôn luôn có được chỉ dẫn cấp cứu nhanh chóng.


Bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất (vật liệu) MSDS có thể là dạng viết tay hoặc giấy in. Nhưng phải đáp ứng tính sẵn sàng. Nội dung trong MSDS đúng quy định của luật pháp.

Mỗi quốc gia có đơn vị quản lý MSDS, chẳng hạn bạn xuất hàng sang Canada thì cơ quan quản lý MSDS là WHMIS, tại Mỹ là OSHA, tại Việt Nam Trung tâm Ứng phó sự cố và An toàn hóa chất VCERC

Mục đích của MSDS

MSDS có tác dụng cảnh báo nguy hiểm bằng các nhãn ghi chú và tác dụng thứ 2 là giúp người lao động hiểu biết về sự nguy hại của sản phẩm, cũng như cách sơ cứu trong trường hợp cấp thiết.

Trách nhiệm các bên trong MSDS

Trong một bảng MSDS đề cập đến trách nhiệm của các bên gồm người nhập khẩu, người sản xuất và người lao động.

Đối với người xuất khẩu

Phải có MSDS để kiểm soát được quá trình xuất/nhập khẩu sản phẩm

MSDS phù hợp với từng sản phẩm. Cung cấp thông tin độc hại chính xác. Bộ tài liệu MSDS này không bị quá hạn (thường là không quá 3 năm trước ngày nhập khẩu hoặc xuất khẩu)Người bán phải cung cấp MSDS

Đảm bảo rằng người mua phải có bảng MSDS tại thời điểm hàng được giao hoặc trước thời điểm nhận được hàng.

Người bán có thể phải cung cấp thông tin, kể cả thông tin bí mật thương mại (trong giới hạn cho phép) khi bác sĩ hoặc y tá cấp cứu người. (Tuy nhiên luật pháp cũng quy định được giữ lại thông tin bí mật thương mại như nồng độ, các công thức pha chế…)

Đối với người nhập khẩu

Đảm bảo rằng MSDS được lấy từ bản gốc của nhà cung cấp đầu tiên

Lưu ý các thông tin trong MSDS phải có thời gian cập nhật: Nếu có thay đổi về hoá chất, bản cập nhật phải trước 90 ngày kể từ ngày thay đổi. Cứ mỗi 3 năm phải có bản cập nhật mớiNgười mua phải yêu cầu có MSDS

Phải có bản sao MSDS ở những nơi làm việc có khả năng tiếp xúc với hóa chất.

Bạn có thể thêm các thông tin trong MSDS nhưng không ít thông tin hơn trong bảng MSDS đầu tiên.

Với người lao động

Theo dõi các thông tin an toàn có biện pháp tự phòng ngừa theo chỉ dẫn
Hiểu các mục trong MSDS và xử lý kịp thời trong trường hợp xảy ra sự cố.MSDS giúp công nhân phòng chống nguy hiểm

Nội dung của một MSDS

Ngoài những thông tin như tên sản phẩm, thành phần, tên gọi, công ty sản xuất. Thì trên 1 MSDS phải có 9 mục sau

Preparation Information (Thông tin về MSDS)

Địa chỉ tên và số điện thoại của người đã lập bảng MSDS.
Ngày lập MSDS, số điện thoại, email, fax…

Preparation Information (Thông tin về MSDS)

Product Information (Thông tin sản phẩm)

Cung cấp tên sản phẩm, tên hóa học, hóa chất và công thức (có thể bao gồm cả trọng lượng phân tử)
Liệt kê các thông tin nhận dạng sản phẩm, địa chỉ và số điện thoại khẩn cấp

Hazardous Ingredients (Thành phần độc hại)

Tên hóa học và nồng độ liên quan đến chất độc.
LD 50 và LC50 chỉ ra khả năng gây độc ngắn hạn của sản phẩm
Số CAS cung cấp thêm thông tin chi tiết khi sản phẩm có nhiều tên gọi.

Hazardous Ingredients (Thành phần độc hại) MSDS

Physical Data (Tính chất vật lý của sản phẩm)

Tính chất đặc trưng sản phẩm, cách sử dụng, lưu trữ, xử lý sau khi sử dụng, và nó sẽ phản ứng thế nào với những sản phẩm khác thể hiện qua những thông tin sau:Physical Data (Tính chất vật lý của sản phẩm)

Trạng thái của sản phẩm: rắn, lỏng hay khí
Mùi, vị (nếu có) và hình thức của sản phẩm
Trọng lượng riêng, mật độ hơi, tốc độ bay hơi, điểm sôi và điểm đóng băng
Áp suất hơi, nồng độ, ngưỡng mùi, nồng độ trong không khí thấp nhất củamột hóa chất có thể cảm nhận được bằng mùi
Độ pH phản ánh tính chất ăn mòn hoặc gây kích ứng của sản phẩm.

Fire and Explosion Hazard (nguy cơ cháy nổ)

Nhiệt độ và điều kiện có thể khiến hóa chất bắt lửa hoặc phát nổ
UEL (Upper explosion limit – Giới trên gây nổ) hoặc UFL (Upper flammable limit – Giới trên gây cháy) là nồng độ cao nhất của một chất trong không khí sẽ tạo ra cháy hoặc nổ khi có nguồn lửa (nhiệt, tia lửa hoặc ngọn lửa)

Fire and Explosion Hazard (nguy cơ cháy nổ)

LEL (Lower explosion limit – Giới hạn thấp gây nổ) hoặc LFL (Lower flammable limit -giới hạn thấp gây cháy) là nồng độ thấp nhất của một chất trong không khí sẽ tạo ra cháy hoặc nổ. Khi một chất có nồng độ từ LEL đến UEL sẽ gây cháy nổ.

Trong phần này cũng ghi chú các thiết bị dập tắt cháy nổ như bình chữa cháy. Thiết bị bảo vệ con người, các thông tin về phản ứng cháy nổ đã được thí nghiệm.

Reactivity Data (Các dữ liệu về phản ứng)

Ghi rõ những thông tin về sản phẩm, hóa chất có thể gây phản ứng hóa học trong điều kiện nhiệt độ, độ ẩm, và hóa chất khác.

Trong trường hợp lưu trữ sản phẩm cần có những điều kiện gì để sản phẩm ổn định, xử lý thế nào để đảm bảo không gây ra các phản ứng gây nguy hại

Toxicology Properties (Các thuộc tính gây độc)

Tác hại của việc tiếp xúc trực tiếp với hóa chất
Sản phẩm có khả năng xâm nhập vào cơ thể như thế nào và có ảnh hưởng gì đến các cơ quan trong cơ thể. Ảnh hưởng sức khỏe ngắn hạn (cấp tính) và dài hạn (mãn tính) khi tiếp xúc với sản phẩm

Toxicology Properties (Các thuộc tính gây độc)

Các giới hạn phơi nhiễm – nồng độ chất độc tối đa trong không khí mà người lao động có thể tiếp xúc nhiều lần mà không ảnh hưởng đến sức khỏe. Giới hạn phơi nhiễm được thể hiện theo ba cách:

TWA (Time Weighted Average – Thời gian trung bình) là mức trung bình tối đa mà người lao động có thể được tiếp xúc trong một ngày làm việc (8 giờ/ngày hoặc 48 giờ/tuần)

STEL (Short-term exposure limit – Giới hạn phơi nhiễm ngắn hạn) là nồng độ tối đa mà người lao động có thể tiếp xúc một cách an toàn trong khoảng thời gian tối đa 15 phút.

C (Ceiling – trần) mô tả nồng độ có thể không vượt quá mức an toàn bất cứ lúc nào.

Nếu vượt quá 3 giới hạn trên, người lao động phải sử dụng thiết bị bảo vệ cá nhân chuyên dụng.

Preventative Measures (Biện pháp phòng ngừa)

Hướng dẫn sử dụng, xử lý và bảo quản an toàn sản phẩm
Các thiết bị bảo vệ cá nhân hoặc thiết bị an toàn cần thiết
Các hướng dẫn làm sạch hóa chất nếu có sự cố tràn
Thông tin về các quy định và yêu cầu xử lý chất thải sau khi sử dụng.

First Aid Measures (Biện pháp sơ cứu)

Các biện pháp sơ cứu liên quan đến tác động cấp tính khi tiếp xúc với hóa chất
Các bước sơ cứu theo đúng trình tự, cụ thể các bước
Thông tin nhằm hỗ trợ việc lập kế hoạch trong trường hợp khẩn cấp

First Aid Measures (Biện pháp sơ cứu)

Hướng dẫn làm MSDS

Khi bạn nhập khẩu hoặc xuất khẩu sản phẩm có tính độc hại được yêu cầu phải có MSDS. Người xuất khẩu (nhà cung cấp) là người có trách nhiệm phải làm MSDS.

Để làm được bộ MSDS đòi hỏi bạn phải hiểu biết về các thành phần của sản phẩm. Trong mỗi công ty đều có những kỹ sư, kỹ sư hóa chất tham gia lập MSDS.

Tuy nhiên tại nhiều quốc gia, nhiều công ty cũng không thể có điều kiện để thí nghiệm chi tiết. Mà họ có thể tham khảo từ nhiều nguồn khác nhau.

Một MSDS bạn phải ghi đầy đủ các chỉ mục, và công ty bạn phải ký tên đóng dấu chịu trách nhiệm. Nên bạn cẩn thận bao nhiều thì tốt bấy nhiêu cho khách hàng, những con người lao động…

Có một cách tốt nhất (theo mình là thông tin đáng tin cậy nhất trên internet) là bạn có thể tham khảo tại website Sciencelab.com để tìm MSDS phù hợp nhất với sản phẩm của bạn.

Sau đây là hướng dẫn các bạn tra MSDS có sẵn tại Sciencelab, toàn bộ MSDS bằng tiếng Anh. Bạn dùng tiếng Việt thì nên dịch ra tham khảo nhé. Thông tin này vô cùng hửu ích nhé

Bước 1: Truy cập vào đường link sau:

http//www.sciencelab.com/msdsList.php

https://www.fishersci.com/
http://www.merckmillipore.com/

Bước 2: Trong mục này rất nhiều MSDS, bạn dùng tổ hợp phím “Ctrl + F” để tìm theo tên sản phẩm bằng tiếng Anh

Bước 3: Bạn download file PDF và tham khảo nhé.

Ngoài ra bạn có thể download các mẫu MSDS bằng tiếng Anh và tiếng Việt tại đây nhé. Click download để download về và giải nén

Chuyển từ MSDS sang SDS

Hiện nay OSHA đã chuyển từ MSDS sang SDS. Mục đích của việc chuyển đổi này là tạo ra một bảng an toàn hóa chất dơn giản và hiệu quả hơn
Để tham khảo thêm về SDS bạn đọc bài viết tại link này website của OSHA (Occupational Safety and Health Administration) để tham khảo thêm nhé Hazard Communication Standard: Safety Data Sheets

Lời kết

MSDS là trách nhiệm của người cung cấp phải làm để giúp những người lao động: khách hàng, công nhân, nhân viên có biện pháp phòng ngừa khi tiếp xúc với hóa chất gây hại.

Việc làm MSDS là yêu cầu bắt buộc, bạn phải tuân thủ và có thể tham khảo từ nhiều nguồn uy tín khác nhau.

Ngoài ra khi bạn xuất khẩu hay nhập khẩu hàng hóa, hãng tàu hoặc các công ty vận chuyển đều yêu cầu MSDS. Và với những mặt hàng cần MSDS phí vận chuyển lúc nào cũng cao hơn những mặt hàng thường. 0944 450 571 Ms Kha

.
.
.
.